Home » Kinh nghiệm » Các bước làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trái cây mới nhất 2023

Các bước làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trái cây mới nhất 2023

Giấy phép nhập khẩu trái cây là thủ tục quan trọng và cần thiết để bất kỳ cá nhân hay đơn vị nào có thể nhập khẩu trái cây ngoại vào bán tại thị trường nội địa. Trái cây nhập khẩu Yokori góp phần đưa hoa quả thượng hạng trên thế giới đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam.

Để nhập khẩu trái cây từ nước ngoài về bán tại thị trường trong nước, người nhập khẩu cần tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục theo quy định của nhà nước. Trong đó, việc xin giấy phép nhập khẩu trái cây là rất quan trọng

Giấy phép nhập khẩu trái cây quan trọng
Giấy phép nhập khẩu trái cây là thủ tục cần thiết khi đưa trái cây ngoại quốc về kinh doanh tại Việt Nam

1. Giấy phép nhập khẩu trái cây là gì?

Giấy phép nhập khẩu trái cây là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm cấp phép cho chủ thể có thể đưa sản phẩm trái cây vào lãnh thổ Việt Nam dựa trên những điều kiện quy định về nhập khẩu trái cây.

Thông tin giấy phép nhập khẩu trái cây
Hoa quả đưa từ nước ngoài về cần có giấy phép nhập khẩu hợp pháp

Các bước xin giấy phép nhập khẩu trái cây bao gồm: Kiểm tra danh mục trái cây nhập khẩu, xin giấy phép kiểm dịch, đăng ký mẫu kiểm dịch, lấy mẫu kiểm dịch và hoàn thiện các thủ tục hải quan.

Quý khách hàng cần nắm rõ từng bước và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu để tiến hành xin giấy phép nhanh chóng nhất, tránh mất thời gian.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu trái cây

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái cây ngoại của người tiêu dùng trong nước đang tăng mạnh nên việc nhập khẩu trái cây ngày càng trở nên phổ biến.  Am hiểu về các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ giúp công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

2.1 Kiểm tra danh mục trái cây nhập khẩu

Trước hết, khi muốn nhập khẩu trái cây về Việt Nam, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem loại trái cây đó có thuộc danh mục sản phẩm được phép nhập khẩu vào thị trường trong nước hay không.

Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, trái cây tươi thuộc diện hàng hóa kiểm dịch thực vật nên cần phải phân tích nguy cơ dịch hại. Chính vì vậy, rất có thể một loại trái cây ở nước ngoài mà quý khách định nhập khẩu chưa được kiểm dịch vì có nguy cơ dịch hại.

Để đảm bảo, quý khách hãy liên hệ với Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỏi thông tin liên quan trước khi quyết định nhập khẩu trái cây. Nếu sản phẩm thuộc danh mục được phép kiểm dịch thì quý khách mới thực hiện tiếp các bước tiếp theo.

2.2 Xin giấy phép kiểm dịch

Giấy phép kiểm dịch cần được xin ngay sau khi quý khách ký hợp đồng mua bán với đối tác để tránh bị mất thời gian và tránh bị tính phí lưu kho khi trái cây lưu kho tại sân bay hay cảng. Trái cây là sản phẩm cần bảo quản lạnh nên chi phí thường sẽ cao hơn.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép 
  • Hợp đồng thương mại
  • Giấy phép kinh doanh

Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, quý khách gửi về Cục bảo vệ thực vật để xin giấy phép. Thời gian trả kết quả là khoảng 15 – 18 ngày. Tùy vào thời gian và số lượng hồ sơ mà thời gian có thể nhanh hay chậm hơn.

Thủ tục giấy phép nhập khẩu trái cây
Giấy phép kiểm dịch cần được xin ngay sau khi ký hợp đồng mua bán

2.3 Đăng ký mẫu kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi hàng hóa về tới cửa khẩu sân bay hay cảng biển, quý khách cần đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch gồm:

  • Giấy đăng ký theo mẫu
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật và giấy phép nhập khẩu
  • Hợp đồng thương mại

Địa điểm các chi cục kiểm dịch tại sân bay quốc tế, cảng biển của Việt Nam:

  • Vùng 1: 02 Trần Quang Khải, Hải Phòng
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, Hồ Chí Minh
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, Đà Nẵng
  • Vùng 4: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội

2.4 Lấy mẫu kiểm dịch

Sau khi hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, quý khách cùng với cán bộ kiểm dịch đi đến nơi tập kết hàng hóa tại sân bay, cảng biển để tiến hành lấy mẫu.

Thông thường, cán bộ sẽ lấy 2 mẫu đem về chi cục để kiểm tra và cho hàng hóa về lại kho bảo quản. Kết quả kiểm dịch sẽ được thông báo với doanh nghiệp sau 24 giờ.

2.5 Hoàn tất thủ tục hải quan

Đây là bước cuối cùng để hoàn tất thủ tục nhập khẩu trái cây vào Việt Nam.

Sau khi thực hiện bước 3, quý khách nộp tờ khai và hồ sơ hải quan trước. Khi hoàn tất bước 4, quý khách nộp bổ sung thêm kết quả kiểm dịch cho cán bộ hải quan.

Nếu trong tờ khai phân luồng đỏ, hàng hóa cần được kiểm tra thực tế tại kho bảo quản. Quý khách có thể gộp bước này với bước kiểm dịch để tiết kiệm thời gian. Hàng hóa sau khi kiểm tra nếu đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thì sẽ được thông quan.  Quý khách di chuyển hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của mình và hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

Địa chỉ chuyên cung cấp trái cây nhập khẩu uy tín và chất lượng để quý khách hàng tham khảo là thương hiệu Yokori. Yokori có đầy đủ giấy phép nhập khẩu trái cây nên quý khách hàng hoàn toàn an tâm lựa mua hàng tại đây.

Quý khách có thể đặt hàng qua Website Yokori hoặc liên hệ Yokori để được hỗ trợ tận tình về sản phẩm qua:

>> Tìm hiểu thêm:

Cách lựa chọn trái cây nhập khẩu an toàn chất lượng

Cẩm nang kinh nghiệm chọn mua dâu tây Hàn Quốc